Notice: WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng
ignore_sticky_posts
thay cho caller_get_posts
(sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tdnzgzsghosting/public_html/guitarsviet.com/wp-includes/functions.php on line 4871 Trong bài viết này, người viết định nghĩa cây đàn “DỄ CHƠI” giới hạn trong phạm vi là “nhẹ tay, dễ bấm các hợp âm từ hợp âm đơn giản đến hợp âm chặn đến những hợp âm ở thế tay cao (phía gần thùng đàn), lâu mỏi và đau tay ở người mới tập, hay còn gọi là chạm đâu dính đó”.
Có thể nói việc chọn đàn dễ chơi trên toàn bộ cần đàn (từ các phím đầu cần đàn cho tới các phím vào sát thùng đàn) là việc rất quan trọng giúp bạn tập đàn dễ hơn, nhanh tiến bộ và dễ chơi các kĩ thuật khó.Có nhiều bạn mua đàn về chơi cảm thấy đau khó bấm thì nghĩ là do dây, thậm chí khi mua đàn người mua tư vấn đàn đau tay là do size dây lớn, chỉ cần thay dây size nhỏ vô thì sẽ hết đau tay. Có thật vậy hay không?
Thực tế trải nghiệm rất nhiều cây đàn được bán ra cho khách trong 3 năm qua, từ những cây đàn được khách mang tới sửa. Những cây đàn này có nhiều loại từ đàn TQ, Nhật 2nd và đàn Việt được làm ra đâu đó từ vài chục xưởng đàn ở SG. Mình tổng hợp những vấn đề như sau
1. Thực sự vấn đề dây đàn rẻ tiền hay mắc tiền, cũ hay mới, size dây đàn có ảnh hưởng tới độ dễ chơi không? a. Dây rẻ và mắc tiền. Nhà sản xuất dây đàn họ cũng đã tính toán để các dây đàn sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là đủ chất lượng để phát ra âm thanh đúng và chơi đàn được, không ảnh hưởng không gây khó khăn cho quá trình chơi đàn, tất nhiên ở những loại dây mắc tiền thì nhà sản xuất có đầu tư tốt về chất liệu về công nghệ để chất âm hay hơn, dây bền hơn, giúp cho ng chơi có cảm giác thích thú hơn nhưng ko có nghĩa dây rẻ tiền sẽ gây “KHÓ CHƠI”. Trong một bài viết mình giới thiệu dây Alice 436 là dây chất lượng tốt trong tầm giá, âm thanh hay và lâu bền, nhưng nghĩ xem, giá một bộ dây alice chỉ 80 – 100k, những dây rẻ tiền hơn là Alice 432, 406 rẻ hơn dây 436 chỉ 20-30k, sẽ thật vô lý nếu như một bộ dây chỉ rẻ hơn dây khác 20-30k mà lại ngoài vấn đề dở hơn, nhanh hư hơn mà còn gây khó khăn cho quá trình chơi đàn đến mức gây đau tay hơn, vậy thì chắc nhà sản xuất sẽ không dại gì cho ra sản phẩm 406, 432 vì sẽ chẳng có khách hàng nào mua mua sản phẩm rẻ hơn vài chục nghìn mà bị mất đi rất nhiều. Và trong thực nghiệm, cùng một cây đàn, nếu thay dây 406 và 436, mình chỉ thấy khác nhau về chất âm, 436 thì bền hơn còn độ DỄ CHƠI và cảm giác chơi thì không khác biệt rõ ràng.b. Dây mới và dây cũ. Lúc bạn mới mua đàn cũng là lúc bạn chưa bấm được nhiều hợp âm, đến khi bạn tập các hợp âm thì cũng là lúc dây cũ đi, lúc đó bạn nhận ra các hợp âm chặn và hợp âm trên cao khó bấm, nặng tay, mới bấm vài hợp âm chặn ở giữa cần đàn là thấy tay mỏi lừ. Bạn nghĩ rằng do dây cũ nên mới vậy. Nhưng thực tế cho thấy, dây cũ chỉ làm giảm độ vang, cảm giác khi trượt trên dây đàn không nhanh, ko thoải mái và dạn tay như lúc dây còn mới, chứ dây cũ không hề gây đau hay mỏi tay và khó bấm.c. Size dây đàn. Những bạn mới đi mua đàn gặp phải cây đàn nặng tay thì thường người mua sẽ tư vấn do size dây lớn. Khi thay size dây nhỏ sẽ hết, nhưng thực sự size dây đàn ảnh hưởng rất ít, nếu những ai chơi lâu sẽ nhận ra điều này. Có trường hợp, khách đang dùng dây size 11, mình thay dây đàn size dây 12 cho khách thì khách chỉ nhận thấy dây mới thay vang và hay hơn chứ không nhận ra sự khác biệt về mức độ dễ chơi. Dây size lớn thì âm thanh vang hơn, cứng hơn do đó ít linh hoạt hơn, làm ảnh hưởng khi chơi ở tốc độ cao khi chơi solo, finger style (nhưng ko nhiều), chứ hoàn toàn không gây ra hiện tượng nặng tay, khó bấm hợp âm chặn và hợp âm thế tay cao. Đàn đã KHÓ CHƠI khi thay dây size nhỏ vô thì vẫn là KHÓ CHƠI chứ không cải thiện được gì.
Do đó có thể thấy dây đàn không phải là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mức độ dễ chơi của cây đàn. Ta sẽ đi tiếp đến những yếu tố khác từ chính cây đàn đó là action (Khoảng cách giữa dây và mặt phím đàn, cần đàn)
2. Action đàn. Action bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố là lượt đàn, ngựa đàn và cần đàn ảnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn đàn guitar (được điều chỉnh thông qua ty chỉnh). Lượt đàn cao chắc sẽ tạo ra cảm giác đau tay khi bấm ở các hợp âm gần phía lượt đàn dù là dây đàn cũ hay mới, size nhỏ hay size to. Ngựa đàn cao sẽ làm cho action cao và khó bấm ở các hợp âm thế tay cao. Với những người chơi đệm hát, đánh mạnh nhưng không muốn phải tăng action nghĩa là tăng ngựa đàn cao hơn thì có thể chỉnh cần đàn hơi cong nhẹ một tí, điều này giúp action không cao mà đánh mạnh vẫn không bị rè.Tuy nhiên thực tế tiếp xúc hàng nghìn cây đàn mình nhận thấy có những cây đàn action rất tốt, đúng chuẩn, lượt và ngựa không cao tuy nhiên vẫn chưa DỄ CHƠI, vẫn khó bấm các hợp âm ở thế tay cao, bấm vài hợp âm chặn ở giữa cần đàn đã thấy mỏi tay. Lí do đó đó là bởi hai yếu tố rất ít người biết đến là ĐỘ CONG CỦA MẶT PHÍM ĐÀN và GÓC CỦA CẦN ĐÀN. Thậm chí thợ làm đàn ít kinh nghiệm vẫn chưa biết hết và chưa hiểu rõ về mức độ quan trọng của hai yếu tốt này ảnh hưởng như thế nào đến độ dễ chơi của cây đàn.
3. Độ cong của mặt phím đàn. Các mặt phím đàn được làm với độ cong nhất định thì mới tạo cảm giác dễ chơi trên toàn bộ cần đàn. Thường đó sẽ là đường cong của đường tròn bán kính 14, 16, 17inches … tùy và loại đàn, và phải được làm chuẩn, chính xác toàn bộ cần đàn.4. Góc của cần đàn. Đại khái là góc độ của cần đàn so với mặt phẳng giả định của mặt top (tại vì trong thực tế mặt top được làm cong lên nên ta phải giả định mặt top thẳng để tính góc cần đàn). Đây là yếu tố đầu tiên quyết định độ dễ chơi của cây đàn. Công thức tính GÓC CẦN ĐÀN phụ thuộc vào các yếu tố “độ dài từ phím đầu tiên tới ngựa đàn”, “số phím đến điểm giao với thùng đàn”, “độ cao của mặt phím đàn”, “độ cao của ngựa đàn”… Và không phải người nghệ nhân nào cũng biết công thức tính đó, CHỉ những người nghệ nhân chuyên làm đàn xuất khẩu thì mới ý thức và giải quyết tốt được vấn đề này. Việc tính đúng thôi chưa đủ mà phải có kinh nghiệm nữa, bởi vì lúc mới làm đàn và lúc gắn dây đàn vào GÓC CẦN ĐÀN sẽ thay đổi vì khi gắn dây đàn vô thì lực căng của dây đàn tương đương với khối lượng 18KG nghĩa là 180N, nên người nghệ nhân phải dựa vào kinh nghiệm và hiểu loại gỗ đang làm để tính toán bù trừ sao cho khi gắn dây đàn vào ta có được GÓC CẦN ĐÀN tốt nhất. Gỗ làm đàn cũng phải được xử lý tốt, gỗ làm cần và thùng đàn phải được để khô tự nhiên nhiều năm, sau đó được sấy lạnh để đảm bảo sau thời gian lâu gỗ vẫn giữ nguyên như ban đầu, không có sự co giãn ảnh hưởng đến GÓC CẦN ĐÀN ban đầu.
Kết Luận: để có được cây đàn dễ chơi, đòi hỏi cây đàn được làm từ gỗ xử lý tốt, đàn làm từ gỗ mắc tiền mà không được xử lý thì cũng không đem lại cây đàn chuẩn, chính xác(đó cũng là lí do có cây đàn Cẩm Ấn 5tr nhưng có cây tới 10tr và hơn) . Nên các xưởng làm đàn phải dự trữ gỗ nhiều năm và với vài chục xưởng đàn ở SG, không phải xưởng nào cũng ý thức được điều này nên đôi khi người bán đàn phải tự dự trữ gỗ rồi sau đó đem qua các xưởng đàn để gia công. Người nghệ nhân làm đàn phải có kiến thức và kinh nghiệm mới cho ra được GÓC CẦN ĐÀN như ý và sau đó là các yếu tố khác liên quan tới action đàn.Tuy nhiên để biết cây đàn nào chuẩn cây đàn nào không chuẩn thì chỉ có người trong nghề mới biết, do đó người mua khi mua đàn không nên chỉ nhìn đàn qua hình ảnh mà vội kết luận cây đàn đó mắc hay rẻ mà phải trực tiếp thử đàn từ nhiều cửa hàng để chọn cho mình cây đàn chất âm tốt, thử đánh các hợp âm chặn và hợp âm thế tay cao để chọn được cây đàn DỄ CHƠI. Nếu ở xa thì nên mua ở những cửa hàng uy tín và được mọi người đánh giá cao.