Hướng Dẫn Cách Chọn Một Cây Đàn Guitar Acoustic Tốt cho người mới tập

Hồi xửa hồi xưa, khi mình mới tập chơi đàn thì cũng chỉ biết một số kiến thức sơ sơ về đàn guitar thôi. Hồi đó trong đám bạn có đứa nào mua đàn thì rủ cả đám đi chọn đàn guitar acoustic chung với nhau ( thực tế là cũng… chả đứa nào biết gì nhiều về đàn nên đi cho đông vậy thôi, haha). Hồi đó mình lựa đàn với tiêu chí đơn giản lắm: nhìn đẹp đẹp là quất thôi, rồi mấy đứa bạn nói ok thì ok thôi, chứ cũng chẳng có phân tích về gỗ hay là các thông số kỹ thuật gì cả. Bây giờ nghĩ lại, thấy có một số đứa may mắn, chọn được một cây đàn guitar acoustic tốt, còn có một số đứa không may (như mình…) thì chọn phải cây đàn kém chất lượng, và giá lại hơi cao nữa, thế mới biết hồi đó mình mua bị hớ!


Hồi xửa hồi xưa, khi mình mới tập chơi đàn thì cũng chỉ biết một số kiến thức sơ sơ về đàn guitar thôi. Hồi đó trong đám bạn có đứa nào mua đàn thì rủ cả đám đi chọn đàn guitar acoustic chung với nhau ( thực tế là cũng… chả đứa nào biết gì nhiều về đàn nên đi cho đông vậy thôi, haha). Hồi đó mình lựa đàn với tiêu chí đơn giản lắm: nhìn đẹp đẹp là quất thôi, rồi mấy đứa bạn nói ok thì ok thôi, chứ cũng chẳng có phân tích về gỗ hay là các thông số kỹ thuật gì cả. Bây giờ nghĩ lại, thấy có một số đứa may mắn, chọn được một cây đàn guitar acoustic tốt, còn có một số đứa không may (như mình…) thì chọn phải cây đàn kém chất lượng, và giá lại hơi cao nữa, thế mới biết hồi đó mình mua bị hớ!
Bây giờ thì hiểu biết hơn rồi nên cứ mỗi lần bạn bè muốn mua đàn đều tin tưởng nhờ mình tư vấn giúp luôn! Mình thấy có rất nhiều người muốn chơi 1 cây đàn chất lượng, nhưng lại không biết cách để lựa chọn và đán giá đàn, thế nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn đàn guitar acoustic tốt với giá cả phù hợp nhé!


1. Đàn phải được thiết kế để đánh acoustic
Nghe có vẻ hiển nhiên nhỉ! Nhưng điều này là cần thiết vì trước khi mua đàn bạn phải định hướng con đường học guitar của mình: đệm hát,fingerstyle – đàn acoustic hay cổ điển – đàn classic. Nếu bạn chọn đàn acoustic thì đây là bài viết phù hợp với bạn đấy! Đàn phải được thiết kế chuyên đánh acoustic thì mới phát huy được hết âm thanh và thế mạnh của nó bạn nhé, đừng chọn cây đàn classic được gắn dây sắt, vì như vậy sẽ không đảm bảo được âm thanh cho bạn khi học, và dễ dẫn đến cong cần đàn nữa!
2. Để ý đến chất liệu làm đàn
Có 3 loại chất liệu chính được dùng làm đàn guitar acoustic:
Ván ép: là bột gỗ được ép lại thành ván ( chính lá ván đóng tủ kệ luôn á ). Thường có giá thành rẻ, âm thanh không tốt và dễ xuống cấp trầm trọng theo thời gian. Nếu bạn muốn chọn một cây đàn guitar acoustic chất lượng thì mình khuyên bạn không nên lựa chọn loại này.

  • Gỗ ép ( laminate ): là gỗ thịt được xử lý và ép lại. Tùy vào tay nghề thợ sẽ có nhiều giá khác nhau từ 1 triệu đến chục triệu cũng có. Âm thanh hay ngay từ ban đầu, về sau có thể giảm dần về thời gian một cách đáng kể ( khí hậu VN thất thường nên không hợp với gỗ ép lắm ).
    Có một sự thật là rất nhiều người Việt Nam đánh đồng Gỗ ép là kém chất lượng. Điều này là hoàn toàn sai. Các bạn có thể đọc thêm bài viết này để thấy được gỗ ép cũng có nhiều điểm nổi trội của nó (bằng chứng là các dòng đàn cao cấp của Taylor trị giá hàng chục triệu vẫn làm bằng gỗ ép như thường!). Thế nên nếu bạn muốn chọn đàn guitar acoustic bằng gỗ ép, thì cũng là điều hợp lý, hãy tin tưởng vào quyết định của mình!
    Gỗ nguyên miếng: là gỗ thịt được dùng nguyên miếng sau khi được xử lý. Cũng tùy vào tay nghề sẽ có giá trừ 1 triệu đến trăm triệu. Âm thanh càng về sau càng hay nhờ hiện tượng vỡ tiếng. Đó là ưu thế của loại gỗ này ở VN. Lời khuyên của mình là nếu các bạn chưa biết cách để bảo quản đàn tốt thì nên chọn đàn guitar acoustic được làm bằng gỗ nguyên miếng sẽ phù hợp với khí hậu VN và giá cả cũng rất hợp lý nữa.

3. Mối tương quan giữa gỗ và giá cả

  • Chất lượng gỗ và tay nghề thợ sẽ quyết định giá cả khi bạn chọn một cây đàn guitar acoustic. Gỗ để làm ra đàn có rất nhiều loại nhưng thông thường để dành cho những bạn mới tập chơi sẽ có gỗ Hồng Đào và gỗ Điệp. 2 loại gỗ này có âm thanh khá tốt và giá cả hợp lý khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu hơn là đã có một cây đàn guitar acoustic rất tốt luôn rồi nhé.

    Ngoài ra sẽ có nhiều loại khác: Điệp kỹ, Mapple, Mahogany, Còng Cườm, Cẩm Ấn, Tràm,… Giá cả sẽ cao hơn nhưng sẽ có chất lượng âm thanh vượt trội tương xứng với sô tiền bạn bỏ ra đấy!
  • Chọn một cây đàn guitar cho người mới tập chơi rất quan trọng, cây đàn đầu tiên sẽ quyết định việc bạn có theo đuổi được đam mê học đàn, cảm hứng, khả năng cảm thụ âm nhạc. Nếu bạn chơi một cây đàn quá rẻ tiền thì thường âm thanh sẽ rất tệ, action cao do gia công kém làm bạn khó chơi, khó khăn trong điều chỉnh và khiến bạn dần dần cảm thấy chản nản và mất luôn khả năng cảm thụ âm nhạc. Vậy nên bạn hãy cảnh giác với những cây guitar giá quá rẻ nhé!
  • Vậy nên các bạn đừng nên ham rẻ mà chọn mua một cây đàn quá tệ. Hãy tiết kiệm tài chính và đủ khả năng sắm hẳn một cây đàn guitar chất lượng và đảm bảo. Một cây đàn guitar acoustic tốt sẽ khiến bạn có thêm hứng thú khi học đàn đấy !

4. Mức độ gia công đàn

Đàn được gia công càng kỹ thì càng bền, và từ đó giá sẽ cao hơn. Khi chọn đàn guitar acoustic, các bạn hãy để ý những yếu tố sau để đánh giá mức độ gia công đàn kỹ hay không:

  • Lớp sơn mượt, trầy xước không đáng kể.
  • Đảm bảo rằng không có vết nứt trên thùng đàn.
  • Bộ phận giữ dây, lên dây, khóa đàn,… vẫn bình thường.
  • Vuốt tay theo cạnh đàn.
  • Ti chống cong cần ( tùy vào giá cả sẽ có ti hoặc không ti )
  • Action không được quá cao.
  • Cần đàn không bị cong.

  • Những yếu tố kể trên là những điều cơ bản khi bạn quan sát một cây đàn. Bạn nên nhớ gia công càng kĩ thì giá cả càng cao. Vậy nên hãy lựa chọn một cây đàn có gia công tốt xứng đáng với số tiền bạn sẽ bỏ ra nhé.

5. Lời đảm bảo từ người bán và chế độ bảo hành

Bạn là người bỏ tiền ra mua đàn, nên bạn hoàn toàn có quyền đòi hỏi những quyền lợi cho mình nhé:

  • Cung cấp thông tin về gỗ và gia công
  • Chế độ sửa chữa khi đàn có vấn đề: bị rè, bị cong cần, bị hư ngựa, bị nứt,…
  • Đảm bảo họ sẽ không bỏ mặc đàn bạn khi nó giở chứng ( đàn guitar thường sau một quãng thời gian sử dụng mới ổn định được )

Tổng kết

  • Hãy đi chọn mua đàn guitar acoustic cùng với một người đã biết về đàn nếu được. Như vậy là bạn không phải lo lắng gì nữa rồi.
  • Không nên chọn một cây đàn guitar acoustic quá rẻ. Nếu action cao và âm thanh không tốt thì khuyên bạn thật lòng: đừng chọn nó.
  • Nhờ người bán đánh thử một bài để bạn nghe được âm thanh của nó. Nếu có lẫn tạp âm thì nên hỏi lại người bán để giai quyết nhé.
  • Lựa chọn cây đàn phù hợp với nhu cầu học của mình. Đừng dùng guitar điện để học đệm hát nhé!
  • Cẩn thận với guitar được sang nhượng. Đặc biệt là câu “hàng nữ xài kỹ” nhé, vì trong đàn guitar thì chưa biết được nam hay nữ xài đồ kỹ hơn đâu. Phải kiểm tra âm thanh, thùng có nứt không, có ảnh hưởng gi không, lý do tại sao lại bán,…
  • Cuối cùng, hãy thử một cây guitar tốt hơn cây guitar bạn định chọn. Vì sao ư? Vì nó sẽ cho bạn kiểm tra được âm thanh thực mà bạn muốn đấy.

Cuối cùng chúc các bạn sớm chọn được một cây guitar chất lượng cho mình nhé! Chúc các bạn thành công.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Z
  • Giỏ hàng